Giảm nghèo

Việt Nam đang đối mặt với những thách thức mới trong nỗ lực giảm nghèo, đặc biệt là các vấn đề giảm tốc tăng trưởng , gia tăng bất bình đẳng và giảm nghèo thiếu bền vững. Các nhóm hộ gia đình có các đặc điểm địa lý, nhân khẩu học khác nhau và năng lực tài chính khác nhau nên lợi ích thu được từ tăng trưởng kinh tế cũng rất khác nhau, dẫn đến tỉ lệ giảm nghèo không đồng đều giữa các khu vực, vùng địa lý và các nhóm dân tộc. Sự gia tăng về mức độ dễ bị tổn thương và tác động bởi các cú sốc kinh tế – xã hội và thiên tai do biến đổi khí hậu đang tạo ra mối đe dọa lớn với việc duy trì thành quả giảm nghèo bền vững. Giảm nghèo ở vùng dân tộc thiểu số đang là một trong những ưu tiên hàng đầu đối với Chính phủ và các đối tác phát triển.

 

Các chuyên gia ở MDRI đã thực hiện nhiều nghiên cứu chuyên sâu về giảm nghèo, bao gồm đánh giá các chính sách phát triển cấp quốc gia. Viện cũng là đơn vị đi đầu trong lĩnh vực thu thập số liệu về dân tộc thiểu số có chất lượng cao và toàn diện. Các nghiên cứu của chúng tôi trong lĩnh vực này nổi bật nhờ áp dụng cách tiếp cận đa chiều để đo lường và đánh giá tác động của các chính sách hỗ trợ, cho phép chúng tôi đưa ra một bức tranh toàn cảnh về tình trạng nghèo ở các khu vực khác nhau. Với các phát hiện này, chúng tôi có thể nhận ra và bao quát sự đa dạng và đặc trưng về văn hóa có mối liên quan mật thiết với sự phát triển kinh tế xã hội của các cộng đồng dân tộc thiểu số.

 

Một dự án quan trọng của Ngân hàng Thế giới mà MDRI thực hiện gần đây bao gồm việc tạo ra một cơ sở dữ liệu ban đầu để phân tích tiêu chuẩn, cơ sở hạ tầng, và sinh kế của các hộ gia đình trên khắp sáu tỉnh vùng dự án. Cơ sở dữ liệu sẽ cung cấp hướng thiết kế các hoạt động giảm nghèo và cải thiện cơ hội sinh kế cho các hộ gia đình nghèo, và đóng vai trò như cơ sở dữ liệu đầu kỳ để từ đó đánh giá tác động của dự án. Đọc thêm về dự án Phân tích dữ liệu điều tra đầu kỳ hỗ trợ đánh giá tác động dự án Giảm nghèo Tây Nguyên.

 

Chúng tôi cũng phát triển một dự án cho Viện Phát triển Nước ngoài, trong đó điều tra mối liên hệ giữa các động cơ nghèo và sự tham gia của khối tư nhân, đặc biệt trong mảng phi nông nghiệp. Đọc thêm về Hướng dẫn chính sách cho phát triển khu vực kinh tế tư nhân và nghèo kinh niên.

Nghiên cứu về Bảo hiểm Nông nghiệp tại Việt Nam
Đánh giá tính sẵn sàng ứng phó với EUDR của ngành cà phê và gỗ tại Việt Nam
Thu thập dữ liệu đầu kỳ  của dự án “Tăng cường khả năng chống chịu của nông nghiệp quy mô nhỏ với an ninh nguồn nước do biến đổi khí hậu khu vực Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung Bộ Việt Nam” (Dự án GCF2 – SACCR)
Nghiên cứu về Nông nghiệp thông minh: Lập mô hình và ứng dụng các biện pháp ứng phó với biến đổi khí hậu
Nghiên cứu đánh giá cuối kỳ của Dự án “Thúc đẩy bình đẳng giới thông qua nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất nông nghiệp và phát triển du lịch tại hai tỉnh Lào Cai và Sơn La” (GREAT)
Nghiên cứu đầu kỳ cho dự án hồ tiêu bền vững tại Việt Nam
Dự án Đánh giá tác động cầu Cao Lãnh – Khảo sát giữa kỳ
Đánh giá tác động Dự án giảm nghèo Tây Nguyên
Dự án Phát triển Cơ sở Hạ tầng Giao thông Đồng bằng Sông Cửu Long – Đánh giá tác động của người thụ hưởng
Đánh giá sâu các chỉ tiêu Phát triển Bền Vững (SDG) 1, 2, 3, 4
Phân tích điều tra đầu kỳ dự án giảm nghèo Tây Nguyên
Hướng dẫn chính sách về phát triển khu vực kinh tế tư nhân và nghèo kinh niên
Khảo sát hộ gia đình lặp về “Tác động của các cú shock lên tính dễ tổn thương dẫn đến nghèo đói: Hệ quả phát triển của các nền kinh tế mới nổi Đông Nam Á”
Đánh giá quan hệ hợp tác phát triển dài hạn giữa Vương quốc Anh và Việt Nam