STATA

Mục tiêu

  • Học viên nắm được quy trình cơ bản của phân tích số liệu định lượng, có khả năng lập kế hoạch phân tích (bảng trống/bảng giả);
  • Học viên có khả năng biên tập và xử lý các cơ sở dữ liệu quy mô nhỏ cũng như quy mô lớn sử dụng phần mềm Stata;
  • Học viên có khả năng phân tích thống kê mô tả (đơn biến, đôi biến) và phân tích hồi quy tuyến tính cơ bản sử dụng phần mềm Stata;
  • Học viên biết cách trình bày và giải thích kết quả phân tích thống kê và hồi quy đơn giản.

Học viên

  • Các cán bộ nghiên cứu của các Trường, Viện, Trung tâm, Tổ chức nghiên cứu.
  • Cá nhân có nhu cầu nâng cao kỹ năng phân tích số liệu để phục vụ cho công việc, học tập (bao gồm sinh viên các bậc học).

Số liệu sử dụng

Khảo sát Mức sống Hộ gia đình Việt Nam (KSMSHGĐ, Vietnam Household Living Standard Survey – VHLSS). Đây là cơ sở dữ liệu thống kê do Tổng cục Thống kê thực hiện 2 năm một lần nhằm thu thập thông tin chi tiết về đặc điểm nhân khẩu học, kinh tế và xã hội của các cá nhân và hộ gia đình ở Việt Nam. KSMSHGĐ được sử dụng rộng rãi trong các nghiên cứu kinh tế, y tế, giáo dục và các lĩnh vực xã hội khác ở Việt Nam.

Phần mềm sử dụng

Stata

Điều kiện nhập học

  • Có kiến thức cơ bản về thống kê hoặc kinh tế lượng (bậc Đại học).
  • Nghe bài giảng, thực hành và làm bài tập.
Nội dung khóa học

Khóa học kéo dài 5 buổi với nội dung như sau:

Ngày 1: Tổng quan phân tích số liệu định lượng

  • Phần 1 – Khái quát các bước phân tích trong nghiên cứu kinh tế xã hội và quy trình, các bước phân tích số liệu
  • Phần 2 – Lựa chọn các biến và tạo bảng trống/giả (dummy tables) (theo chủ đề phân tích, câu hỏi nghiên cứu, giả thiết và giới thiệu về KSMSHGD)

Ngày 2: Chuẩn bị số liệu cho phân tích

  • Phần 1 – Giới thiệu phần mềm thống kê Stata: Giao diện, khái niệm về biến và quan sát, cú pháp câu lệnh và chuẩn bị số liệu để phân tích: nhập, mở, lưu trữ cơ sở dữ liệu
  • Phần 2 – Biên tập dữ liệu

Ngày 3: Phân tích đơn biến, đôi biến

  • Phần 1 – Phân tích mô tả đơn biến
  • Phần 2 – Phân tích mô tả đôi biến và phân tích tương quan hai biến

Ngày 4: Ứng dụng về phân tích hồi quy

  • Phần 1 – Khái niệm cơ bản phân tích hồi quy và các bước xây dựng mô hình hồi quy
  • Phần 2 – Ước lượng mô hình hồi quy sử dụng Stata

Ngày 5: Đọc kết quả phân tích, trình bày bảng và phiên giải kết quả

  • Phần 1 – Các kiểm định cơ bản trong hồi quy
  • Phần 2 – Trình bày và giải thích kết quả