Nghèo đa chiều: Bằng chứng từ Việt Nam

Lê Việt Hà, Nguyễn Việt Cường và Phùng Đức Tùng

Economics Bulletin, Vol. 35 No. 4 p.A282

Giới thiệu

Nghiên cứu này tìm hiểu về nghèo đa chiều ở Việt Nam sử dụng phương pháp của Alkire và Foster (2007, 2011) và dữ liệu từ Khảo sát mức sống hộ gia đình Việt Nam 2010 và 2012. Tình trạng nghèo được phân tích theo 5 khía cạnh bao gồm sức khỏe, giáo dục, bảo hiểm và và các khoản hỗ trợ, điều kiện sống và tham gia trong xã hội. Kết quả cho thấy rằng nghèo đa chiều tăng nhẹ trong khoảng thời gian từ 2010 đến 2012. Có sự khác biệt lớn giữa nghèo đa chiều với nghèo chi tiêu/thu nhập. Trong khi các tỉnh miền núi phía Bắc là những tỉnh nghèo nhất về thu nhập hoặc chi tiêu thì khu vực đồng bằng sông Cửu Long là nghèo nhất nếu tính theo chuẩn nghèo đa chiều. Phân tích cho thấy các nhóm dân tộc thiểu số chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ về dân số nhưng lại chiếm nhiều trong tỷ lệ nghèo đa chiều của cả nước. Chúng tôi cũng phân tách nghèo đa chiều theo từng khía cạnh. Kết quả cho thấy nếu lấy đi “Bảo hiểm và trợ cấp xã hội” thì sẽ ảnh hưởng nhiều nhất và nếu lấy đi “Điều kiện sống” thì sẽ ảnh hưởng ít nhất đến tỷ lệ nghèo chung.

Đọc bài viết