Việt Nam đang đối mặt với những thách thức mới trong nỗ lực giảm nghèo, đặc biệt là các vấn đề giảm tốc tăng trưởng , gia tăng bất bình đẳng và giảm nghèo thiếu bền vững. Các nhóm hộ gia đình có các đặc điểm địa lý, nhân khẩu học khác nhau và năng lực tài chính khác nhau nên lợi ích thu được từ tăng trưởng kinh tế cũng rất khác nhau, dẫn đến tỉ lệ giảm nghèo không đồng đều giữa các khu vực, vùng địa lý và các nhóm dân tộc. Sự gia tăng về mức độ dễ bị tổn thương và tác động bởi các cú sốc kinh tế – xã hội và thiên tai do biến đổi khí hậu đang tạo ra mối đe dọa lớn với việc duy trì thành quả giảm nghèo bền vững. Giảm nghèo ở vùng dân tộc thiểu số đang là một trong những ưu tiên hàng đầu đối với Chính phủ và các đối tác phát triển.
Các chuyên gia ở MDRI đã thực hiện nhiều nghiên cứu chuyên sâu về giảm nghèo, bao gồm đánh giá các chính sách phát triển cấp quốc gia. Viện cũng là đơn vị đi đầu trong lĩnh vực thu thập số liệu về dân tộc thiểu số có chất lượng cao và toàn diện. Các nghiên cứu của chúng tôi trong lĩnh vực này nổi bật nhờ áp dụng cách tiếp cận đa chiều để đo lường và đánh giá tác động của các chính sách hỗ trợ, cho phép chúng tôi đưa ra một bức tranh toàn cảnh về tình trạng nghèo ở các khu vực khác nhau. Với các phát hiện này, chúng tôi có thể nhận ra và bao quát sự đa dạng và đặc trưng về văn hóa có mối liên quan mật thiết với sự phát triển kinh tế xã hội của các cộng đồng dân tộc thiểu số.
Một dự án quan trọng của Ngân hàng Thế giới mà MDRI thực hiện gần đây bao gồm việc tạo ra một cơ sở dữ liệu ban đầu để phân tích tiêu chuẩn, cơ sở hạ tầng, và sinh kế của các hộ gia đình trên khắp sáu tỉnh vùng dự án. Cơ sở dữ liệu sẽ cung cấp hướng thiết kế các hoạt động giảm nghèo và cải thiện cơ hội sinh kế cho các hộ gia đình nghèo, và đóng vai trò như cơ sở dữ liệu đầu kỳ để từ đó đánh giá tác động của dự án. Đọc thêm về dự án Phân tích dữ liệu điều tra đầu kỳ hỗ trợ đánh giá tác động dự án Giảm nghèo Tây Nguyên.
Chúng tôi cũng phát triển một dự án cho Viện Phát triển Nước ngoài, trong đó điều tra mối liên hệ giữa các động cơ nghèo và sự tham gia của khối tư nhân, đặc biệt trong mảng phi nông nghiệp. Đọc thêm về Hướng dẫn chính sách cho phát triển khu vực kinh tế tư nhân và nghèo kinh niên.