Nông nghiệp và phát triển nông thôn

Tại các quốc gia khu vực sông Mekong, nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy hải sản là những nguồn thu nhập chính của người nghèo và gần hai phần ba dân số sống ở khu vực nông thôn. Hoạt động nông nghiệp vẫn đóng vai trò quan trọng tại hầu hết các hộ nông thôn, đặc biệt là hộ nghèo và cận nghèo. Tăng trưởng kinh tế đã mang đến những bước tiến ấn tượng trong sản xuất và xuất khẩu nông nghiệp, góp phần đẩy mạnh việc ứng dụng chuyển giao công nghệ, an ninh lương thực và đặc biệt nâng cao mức sống ở nông thôn. Cải cách đất đai, dỡ bỏ các rào cản thương mại, và nâng cao khả năng tiếp cận và áp dụng khoa học công nghệ trong sản xuất nông nghiệp thông qua hệ thống khuyến nông đã giúp cho năng suất cây trồng và vật nuôi tăng cao và làm cho thu nhập của các hộ nông dân được cải thiện rất nhiều, góp phần lớn vào thành tựu giảm nghèo trong thời qua. Tuy nhiên, sản lượng nông nghiệp đang đạt đến mức giới hạn, và cần có những nghiên cứu chuyên sâu hơn để xác định và giải quyết các vấn đề về nông nghiệp tại khu vực nông thôn.

 

MDRI đã có những đóng góp có giá trị vào việc thiết lập và triển khai chính sách quốc gia thông qua việc nâng cao nhận thức về sự quan trọng của việc đầu tư vào khối nông nghiệp và phát triển nông thôn như một phương thức quan trọng trong xóa đói giảm nghèo và củng cố an ninh lương thực. Chúng tôi nhấn mạnh vào mối liên kết giữa sinh kế nông nghiệp và trao quyền kinh tế. Trong nghiên cứu của mình, chúng tôi tìm hiểu về nhiều chủ đề liên quan đến phát triển nông nghiệp, đặc biệt là trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế đang diễn ra nhanh chóng. Bằng cách giải quyết những vấn đề nổi cộm và cấp bách này, chúng tôi mang lại những thông tin đầu vào hữu ích cho các nhà hoạch định chính sách.

 

Trong năm 2013-2014, MDRI đã thực hiện một dự án cho Bộ Tài nguyên và Môi trường để đánh giá việc sử dụng và quản lý đất của các khu vực thuộc dự án Quản trị đất đai Việt Nam. Việc đánh giá này xem xét mức độ tiếp cận các dịch vụ đất đai, việc sử dụng và quản lý đất của đồng bào dân tộc thiểu số, và hiệu quả của các hoạt động nâng cao nhận thức thông qua nghiên cứu sự tham gia của cộng đồng và sử dụng phương tiện truyền thông đại chúng.

Nghiên cứu về Bảo hiểm Nông nghiệp tại Việt Nam
Đánh giá tính sẵn sàng ứng phó với EUDR của ngành cà phê và gỗ tại Việt Nam
Thúc đẩy cách tiếp cận địa bàn cảnh quan bền vững tại Việt Nam, tập trung vào khu vực Tây Nguyên
Thu thập dữ liệu đầu kỳ  của dự án “Tăng cường khả năng chống chịu của nông nghiệp quy mô nhỏ với an ninh nguồn nước do biến đổi khí hậu khu vực Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung Bộ Việt Nam” (Dự án GCF2 – SACCR)
Khảo sát Cuối kỳ Dự án “Cải tiến kinh doanh thông qua dự báo mùa vụ cho cà phê tại Việt Nam” (WeFoCoS)
Nghiên cứu về Nông nghiệp thông minh: Lập mô hình và ứng dụng các biện pháp ứng phó với biến đổi khí hậu
Nghiên cứu đánh giá cuối kỳ của Dự án “Thúc đẩy bình đẳng giới thông qua nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất nông nghiệp và phát triển du lịch tại hai tỉnh Lào Cai và Sơn La” (GREAT)
Nghiên cứu về Tác động giới của Biến đổi khí hậu tại Việt Nam
Nghiên cứu đánh giá giữa kỳ của Dự án “Thúc đẩy bình đẳng giới thông qua nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất nông nghiệp và phát triển du lịch tại hai tỉnh Lào Cai và Sơn La” (GREAT)
Khảo sát dự án giảm khí thải trong nông nghiệp AgResults Việt Nam
Nghiên cứu đầu kỳ cho dự án hồ tiêu bền vững tại Việt Nam
Dự án Đánh giá tác động cầu Cao Lãnh – Khảo sát giữa kỳ
Đánh giá tác động Dự án giảm nghèo Tây Nguyên
Đánh giá sâu các chỉ tiêu Phát triển Bền Vững (SDG) 1, 2, 3, 4
Đánh giá tác động các dự án hạ tầng do Cơ quan viện trợ Ailen tài trợ trong Chương trình 135
Điều tra đầu kì về tăng cường cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn ở Việt Nam
Dự án nước sạch nông thôn – Điều tra đầu kỳ và giám sát
Dự án nước sạch nông thôn – Khảo sát mức độ phân bổ ưu tiên thời gian
Chính sách phát triển cà phê bền vững
Khảo sát hộ gia đình về dự án nước sạch tại xã Mỹ Hương
Đánh giá tiềm năng xuất khẩu của sản phẩm nông nghiệp Việt Nam