Lao động và nhập cư

Lao động, nghề nghiệp và việc làm là những nhân tố cốt lõi để nền kinh tế có thể hội nhập sâu rộng vào kinh tế toàn cầu và đáp ứng được xu hướng toàn cầu hóa nhằm đạt được tăng trưởng kinh tế bền vững. Những vấn đề nổi cộm đối với lao động và việc làm ở các nước đang phát triển là lao động thiếu kỹ năng, không đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động và khiến cho một lực lượng lớn lao động không chuyển đổi được từ ngành có năng suất lao động thấp sang ngành có năng suất lao động cao. Mặt khác, văn hóa và tác phong làm việc vẫn còn lạc hậu và chịu ảnh hưởng nặng nề từ nền văn minh nông nghiệp cũng là trở ngại lớn đối với lao động ở khu vực nông thôn khi muốn chuyển đổi sang làm việc trong ngành công nghiệp hay dịch vụ. Hệ thống luật pháp và thực thi luật còn hạn chế khiến cho người lao động không được bảo vệ, đặc biệt là lao động nữ, và gây cản trở khả năng có được công việc bền vững. Những hạn chế trên tạo ra những thách thức lớn đối với việc duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao dựa trên năng suất lao động hơn là dựa vào vốn đầu tư đối với các nước khu vực sông Mekong. Mặt khác, tốc độ đô thị hóa nhanh chóng trong những năm gần đây tạo ra một luồng di cư lớn lao động từ khu vực nông thôn ra thành thị gây ra sức ép lớn đối với việc làm, cơ sở hạ tầng, ổn định xã hội và giảm nghèo ở khu vực này.

 

Nghiên cứu của chúng tôi cho đến nay tập trung vào thị trường lao động và tình hình việc làm đối với các nhóm dễ bị tổn thương nhất, đặc biệt là các nhóm dân tộc thiểu số, lao động chưa được đào tạo, trình độ thấp, lao động di cư, tác động của chuyển dịch cơ cấu lao động, năng suất lao động và việc làm bền vững. Bằng việc nghiên cứu những nhóm đối tượng dễ bị tổn thương nhất, chúng tôi có thể góp phần vào việc hoạch định chính sách thúc đẩy tăng trưởng và giảm tình trạng bất bình đẳng.

 

Gần đây, MDRI tiến hành một nghiên cứu về chi phí dạy nghề nhằm xác định mô hình hiệu quả nhất cho hệ thống cao đẳng nghề của Việt Nam, tập trung vào việc tăng cường hiệu quả tài trợ. Chúng tôi cũng tiến hành điều tra tại 12 tỉnh thành về kinh tế hộ gia đình và khối phi chính thức ở Việt Nam nhằm tỉm hiểu cơ chế và sự điều chỉnh của khối phi chính thức, vai trò của nó đối với nền kinh tế và chức năng trong mạng lưới xã hội trong thời điểm kinh tế suy thoái và kinh tế vĩ mô bất ổn.

Nghiên cứu đánh giá tác động lương tối thiểu tại Việt Nam
GEMMES Vietnam giai đoạn 2 (Hợp phần số 3)
Nghiên cứu đánh giá cuối kỳ của Dự án “Thúc đẩy bình đẳng giới thông qua nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất nông nghiệp và phát triển du lịch tại hai tỉnh Lào Cai và Sơn La” (GREAT)
Khảo sát tần suất cao về tác động của COVID-19 lên hộ và hoạt động kinh doanh của hộ gia đình
Nghiên cứu kỹ năng nghề nghiệp và thiếu hụt kỹ năng nghề nghiệp của thanh thiếu niên
Dự án Đánh giá tác động cầu Cao Lãnh – Khảo sát giữa kỳ
Đánh giá tác động Dự án giảm nghèo Tây Nguyên
Dự án Tư vấn Khảo sát về Công nghệ tài chính và Tiếp cận tài chính ở Việt Nam (Điều tra khảo sát Công nghệ tài chính hộ gia đình ở Việt Nam)
Dự án Phát triển Cơ sở Hạ tầng Giao thông Đồng bằng Sông Cửu Long – Đánh giá tác động của người thụ hưởng
Đánh giá sâu các chỉ tiêu Phát triển Bền Vững (SDG) 1, 2, 3, 4
Khảo sát tình hình cư trú tại Việt Nam
Nghiên cứu về tài chính/chi phí dạy nghề