Nghiên cứu thị trường – ngành hàng và thương mại

Trong 30 năm qua, sự phát triển của thương mại quốc tế đã vượt quá mức sản xuất, đánh dấu tầm quan trọng của thương mại đối với sự phát triển cũng như vị trí là một trong những trụ cột của nền kinh tế thế giới. Cùng với toàn cầu hoá và tiến bộ công nghệ, các cơ hội phát triển thông qua thương mại cũng tăng nhanh. Đối với các nước đang phát triển, sự tăng trưởng này có thể tạo ra các vấn đề như sự phụ thuộc về kinh tế toàn cầu và chênh lệch kinh tế giữa các nhóm. Việt Nam đã đạt mức tăng trưởng chưa từng có thông qua thương mại và hiện nay đang đối mặt với những thách thức tương tự.

 

MDRI luôn thấu hiểu tầm quan trọng của thương mại, và hướng tới việc tối ưu hóa lợi ích mà thương mại có thể đóng góp vào quá trình phát triển của Việt Nam, đồng thời giảm thiểu các tác động tiêu cực mà quá trình phát triển nhanh chóng và phức tạp có thể tác động đến các nhóm dễ bị tổn thương. Nghiên cứu của chúng tôi bao gồm các nghiên cứu về tính khả thi, phân tích chi phí – lợi ích, đánh giá lợi thế cạnh tranh của hàng hóa và các ngành, đánh giá tác động của việc tham gia các hiệp định tự do thương mại, nghiên cứu thị trường cho doanh nghiệp, xây dựng chiến lược quốc gia về hàng hóa và các lĩnh vực khác nhau, và đánh giá các nhu cầu sản phẩm của người tiêu dùng. Các chuyên gia của chúng tôi đã thực hiện một loạt các dự án tư vấn, chuyên nghiên cứu khả năng cạnh tranh của các sản phẩm của ngành , đặc biệt là sản phẩm nông nghiệp. Việc nghiên cứu này nhằm mục đích giảm thiểu các tác động tiêu cực của thương mại đến các nhóm người nghèo và dễ bị tổn thương bằng cách thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thông qua quá trình hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu. Lợi thế cho phương pháp tiếp cận này là chúng tôi có thể nắm bắt các xu hướng toàn cầu như chuyển giao công nghệ và phát triển bền vững, đồng thời tôn trọng bối cảnh địa phương và tính nhạy cảm về văn hóa.

 

Do tầm quan trọng của ngành cà phê ở Việt Nam, MDRI đã được mời làm nghiên cứu cho Trung tâm Phát triển và Hội nhập để phân tích các chính sách hiện nay liên quan đến các sản phẩm cà phê bền vững, và tác động của những chính sách này đối với người trồng cà phê. Chúng tôi cũng được Bộ Ngoại giao và Thương mại Úc lựa chọn để phát triển khung đánh giá tác động của dự án cầu Cao Lãnh cho Úc tài trợ.

Nghiên cứu đánh giá tác động lương tối thiểu tại Việt Nam
GEMMES Vietnam giai đoạn 2 (Hợp phần số 3)
Chương trình Thúc đẩy Bình đẳng giới và thay đổi hiện trạng ở Châu Á – Thái Bình Dương: Nghiên cứu thử nghiệm đối chứng ngẫu nhiên
Đánh giá tính sẵn sàng ứng phó với EUDR của ngành cà phê và gỗ tại Việt Nam
Khát vọng của Việt Nam về mô hình phát triển lấy con người làm trung tâm: tìm hiểu tiếng nói và quan điểm của nhiều chủ thể
Thúc đẩy cách tiếp cận địa bàn cảnh quan bền vững tại Việt Nam, tập trung vào khu vực Tây Nguyên
Thu thập dữ liệu đầu kỳ  của dự án “Tăng cường khả năng chống chịu của nông nghiệp quy mô nhỏ với an ninh nguồn nước do biến đổi khí hậu khu vực Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung Bộ Việt Nam” (Dự án GCF2 – SACCR)
Sáng kiến Một sức khỏe – Các can thiệp cải thiện an toàn thực phẩm chuỗi giá trị thịt lợn tại Việt Nam
Khảo sát Cuối kỳ Dự án “Cải tiến kinh doanh thông qua dự báo mùa vụ cho cà phê tại Việt Nam” (WeFoCoS)
Cải thiện Bữa ăn Trường học tại Việt Nam
Hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ liên kết với thị trường quốc tế thông qua tăng cường kết nối giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp và nâng cao năng lực
Đánh giá sâu các chỉ tiêu Phát triển Bền Vững (SDG) 1, 2, 3, 4
Đánh giá nhu cầu tiêu dùng điện sinh hoạt và các tác động của việc tăng giá điện
Khảo sát Chuỗi giá trị toàn cầu 2017
Khảo sát Ý kiến cộng đồng 2016
Chính sách phát triển cà phê bền vững
Thiết kế đánh giá tác động cho dự án cầu Cao Lãnh
Đánh giá tiềm năng xuất khẩu của sản phẩm nông nghiệp Việt Nam