Môi trường và biến đổi khí hậu

Biến đổi khí hậu là một trong những thách thức lớn và phức tạp nhất mà thế giới đang phải đối mặt. Biến đổi khí hậu đã gây ra những biến động lớn về quy luật thời tiết và các hiện tượng thời tiết cực đoan, bao gồm chế độ mưa thay đổi, hạn hán, lũ lụt, bão. Những nguy cơ cao nhất có xu hướng dễ bị tổn thương nhất – những người không thể thích ứng với những cú sốc hoặc những người sống ở vùng sâu, vùng không dễ dàng tiếp cận. Điều này tạo ra mối đe dọa nghiêm trọng đối với các nước đang phát triển bởi nó tác động xấu đến giảm nghèo và tăng trưởng kinh tế, tăng mức độ tổn thương đối với những nhóm người vốn đã chịu thiệt thòi. Những cư dân sống gần bờ biển sẽ phải chịu tác động sâu sắc bởi nước biển dâng và nguy cơ lũ lụt tăng cao, và các quốc gia ở khu vực sông Mekong sẽ chịu ảnh hưởng lớn nhất. Có một thực tế là nhiều quốc gia đã lựa chọn việc đặt tăng trưởng kinh tế lên trên phát triển bền vững, gây ra các vấn đề về môi trường, góp phần gây nên biến đổi khí hậu và hậu quả về sức khỏe cho những cộng đồng dân cư. Ở các nước đang phát triển như Việt Nam, các luật và quy định bảo vệ môi trường cũng như nhận thức về vấn đề này vẫn chưa nhận được sự quan tâm đúng mức.

 

MDRI nghiên cứu các vấn đề về biến đổi khí hậu và khả năng thích ứng, tập trung vào phát triển đi đôi với bền vững về môi trường. Đối với chúng tôi, môi trường bền vững không chỉ là một thuật ngữ thông dụng mà là một phương thức để cải thiện sinh kế, đặc biệt là ở những cộng đồng thiệt thòi và dễ bị tổn thương bởi những mối nguy hiểm từ môi trường và khí hậu. Chúng tôi nhận ra rằng cần áp dụng cách tiếp cận tổng thể cho các vấn đề môi trường bằng cách quan sát mối liên kết giữa môi trường với kinh tế và xã hội. Các hoạt động của chúng tôi liên quan đến việc xếp hạng mức độ dễ bị tổn thương của các xã, đánh giá tác động của biến đổi khí hậu lên địa phương, tìm những hình thức sinh kế phù hợp và đánh giá khả năng đối phó với thiên tai. Bên cạnh đó, thông qua những dự án đánh giá tác động, chúng tôi góp phần vào cơ sở tri thức về môi trường-xã hội, bao gồm các biện pháp can thiệp vào nước sạch và vệ sinh, và tác động của các đập thủy điện.

 

Gần đây, MDRI đang tập trung xây dựng hồ sơ kinh tế – xạ hội của các cộng đồng trong vùng dự án chịu tác động của Kế hoạch hành động REDD+ quốc gia, một phần quan trọng của Chiến lược quốc gia về Biến đổi khí hậu.

GEMMES Vietnam giai đoạn 2 (Hợp phần số 3)
Nghiên cứu về Bảo hiểm Nông nghiệp tại Việt Nam
Thúc đẩy cách tiếp cận địa bàn cảnh quan bền vững tại Việt Nam, tập trung vào khu vực Tây Nguyên
Thu thập dữ liệu đầu kỳ  của dự án “Tăng cường khả năng chống chịu của nông nghiệp quy mô nhỏ với an ninh nguồn nước do biến đổi khí hậu khu vực Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung Bộ Việt Nam” (Dự án GCF2 – SACCR)
Khảo sát Cuối kỳ Dự án “Cải tiến kinh doanh thông qua dự báo mùa vụ cho cà phê tại Việt Nam” (WeFoCoS)
Nghiên cứu về dinh dưỡng và môi trường thực phẩm trẻ vị thành niên Việt Nam
Nghiên cứu về Nông nghiệp thông minh: Lập mô hình và ứng dụng các biện pháp ứng phó với biến đổi khí hậu
Thúc đẩy sự chuyển dịch hoàn toàn sang phát triển bền vững tại Việt Nam, tập trung vào khu vực Tây Nguyên
Nghiên cứu về Tác động giới của Biến đổi khí hậu tại Việt Nam
Khảo sát dự án giảm khí thải trong nông nghiệp AgResults Việt Nam
Dự án Đánh giá tác động cầu Cao Lãnh – Khảo sát giữa kỳ
Dự án Phát triển Cơ sở Hạ tầng Giao thông Đồng bằng Sông Cửu Long – Đánh giá tác động của người thụ hưởng
Nghiên cứu về dân di cư tại Việt Nam
Đánh giá sâu các chỉ tiêu Phát triển Bền Vững (SDG) 1, 2, 3, 4
Đánh giá tác động các dự án hạ tầng do Cơ quan viện trợ Ailen tài trợ trong Chương trình 135
Điều tra định lượng về kinh tế – xã hội các tỉnh thuộc vùng dự án Giảm phát thải (ER-P)
Dự án sinh kế ứng phó biến đổi khí hậu: Tăng cường năng lực của cộng đồng trong phòng, giảm nhẹ và ứng phó với các hiện tượng thời tiết cực đoan