TỔNG QUAN
Việt Nam đang tham gia vào quá trình chuẩn bị REDD+ và đã phát triển Chương trình hành động REDD+ Quốc gia (NRAP) như một phần quan trọng trong Chiến lược Quốc gia về Biến đổi khí hậu (được Thủ tướng thông qua vào tháng 6/2012). Thông qua Quỹ đối tác Carbon trong Lâm nghiệp (FCPF), Ngân hàng Thế giới đang hỗ trợ Việt Nam về kỹ thuật và tài chính, tập trung vào giảm phát thải từ phá rừng và suy thoái rừng, bảo tồn trữ lượng carbon rừng, quản lý rừng bền vững, và tăng trữ lượng carbon từng (những hoạt động thường được biết đến là REDD+).
Việt Nam kỳ vọng là sẽ gửi dự thảo Văn kiện giảm phát thải (ER-PD) vào đầu năm 2016. Việt Nam đã nhận một khoản hỗ trợ bổ sung để phát triển ER-PD, bao gồm yêu cầu đánh giá chi tiết về các tác nhân gây ra phá rừng và suy thoái rừng, mức độ tham chiếu của phát thải dựa trên tỷ lệ phát thải trước đây và ước tính trong tương lai, thiết lập hệ thống MRV cho REDD+, và các hành động kết hợp nghiên cứu môi trường và xã hội vào sự sẵn sàng cho REDD+. Chương trình sẽ được thực hiện tại 6 tỉnh vùng duyên hải bắc trung bộ, nơi có nhiều diện tích rừng tự nhiên phong phú nhất. Một hợp phần của dự án yêu cầu tiến hành Đánh giá chiến lược về môi trường và xã hội (SESA) và một Khung quản lý môi trường xã hội (ESMF) nhằm giúp đưa các nghiên cứu về môi
trường và xã hội vào quá trình làm chính sách, mang lại các lựa chọn chiến lược REDD+ bền vững và tuân thủ các chính sách bảo vệ. Hồ sơ kinh tế-xã hội của các cộng đồng trong chương trình ER-P đề xuất, bao gồm các nhóm tổn thương và các cộng đồng phụ thuộc vào rừng (đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số), là một điều kiện tiên quyết cho SESA và đầu vào quan trọng cho việc thiết kế EMSF. Để phát triển được hồ sơ thông tin này, MDRI sẽ tiến hành điều tra kinh tế—xã hội tại các cộng đồng tại khu vực của dự án.