Thúc đẩy sự chuyển dịch hoàn toàn sang phát triển bền vững tại Việt Nam, tập trung vào khu vực Tây Nguyên

Tổng quan

EU REDD Facility, do Viện rừng Châu Âu (EFI) điều hành, được thành lập vào năm 2010 với mục tiêu quan trọng nhất là giúp các quốc gia REDD+ giảm phát thải khí nhà kính từ việc phá rừng và suy thoái rừng thông qua cải thiện quy hoạch đất. Trong đó, Việt Nam đi đầu trong thực hiện REDD+ thông qua việc phê duyệt Chương trình hành động quốc gia về REDD+ (NRAP), góp phần vào cam kết nhằm nâng độ che phủ rừng lên 45% trong Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC). Bất chấp những nỗ lực này, Việt Nam vẫn phải đối mặt với những thách về rừng và sử dụng đất do nạn phá rừng và chuyển đổi đất rừng thành đất nông nghiệp phục vụ thương mại. Do đó, thúc đẩy “sự chuyển dịch hoàn toàn sang phát triển bền vững” là giải pháp tiềm năng để giảm phá rừng và chuyển đổi sang sản xuất bền vững.

Trong dự án này, MDRI sẽ hỗ trợ Viện rừng Châu Âu đánh giá sự chuyển dịch hoàn toàn sang phát triển bền vững ở Việt Nam cũng như triển khai Dự án Quản lý cảnh quan bền vững toàn diện thông qua các tiếp cận “địa bàn phát triển bền vững không gây mất rừng” tại Lâm Đồng và Đắk Nông do EU tài trợ. Mục tiêu chính của dự án bao gồm:

  • Hỗ trợ các cơ quan liên quan phát triển khung định nghĩa về “jurisdictional sustainability” (chuyển dịch hoàn toàn sang phát triển bền vững) và hệ thống giám sát tại Việt Nam, tập trung vào khu vực Tây Nguyên
  • Hỗ trợ các bên liên quan tham gia trực tiếp vào việc quy hoạch sử dụng đất tại ít nhất 1 tỉnh (Lâm Đồng) thông qua tập huấn và phân tích các lựa chọn quy hoạch
  • Hỗ trợ các bên liên quan phát triển hệ thống theo dõi đầu tư công – tư trong sử dụng đất

Nhiệm vụ chính:

  • Thực hiện nghiên cứu tại bàn để xác định các khoảng trống trong sản xuất hàng hóa có nguy cơ phá rừng ở Việt Nam (cà phê, cao su, hồ tiêu) và đánh giá tính khả thi trong việc xây dựng khung chuyển đổi hoàn toàn sang phát triển bền vững
  • Xây dựng định nghĩa chuyển dịch hoàn toàn sang phát triển bền vững, bộ chỉ số phục vụ đánh giá và giám sát tính bền vững trong sản xuất hàng hóa ở cấp địa phương
  • Thử nghiệm bộ chỉ số ở 2 tỉnh Lâm Đồng và Đắk Nông
  • Công bố kết quả thử nghiệm với các bên liên quan ở cấp trung ương và địa phương
  • Tập huấn cán bộ địa phương trong việc lên kế hoạch sử dụng đất ở Lâm Đồng
  • Tổ chức hội thảo tham vấn với các bên liên quan và đề xuất phạm vi, phương pháp lập bản đồ đầu tư sử dụng đất công – tư ở Lâm Đồng và Đắk Nông
  • Thử nghiệm bản đồ đầu tư tài chính sử dụng đất công – tư ở Lâm Đồng và Đắk Nông

Điều phối công tác nâng cao năng lực trong việc theo dõi tài chính sử dụng đất định kỳ

Thời gian

2021 - 2023

KHÁCH HÀNG