Khát vọng của Việt Nam về mô hình phát triển lấy con người làm trung tâm: tìm hiểu tiếng nói và quan điểm của nhiều chủ thể

Tổng quan

Với mục tiêu lấp đầy khoảng trống trong chiến lược tăng trưởng kinh tế hiện nay, Oxfam đang đề xuất một mô hình kinh tế mới, được gọi là Kinh tế nhân văn, hướng tới phát triển kinh tế lấy con người làm trung tâm thay vì phát triển kinh tế hoàn toàn vì lợi nhuận. Điều này phù hợp với tầm nhìn của Đảng Cộng sản Việt Nam về Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội 10 năm 2021-2030 của Đảng, trong đó Đảng Cộng sản Việt Nam coi người dân Việt Nam là nguồn lực phát triển trung tâm, là mục tiêu của sự phát triển.

Là một khái niệm mới, việc tìm hiểu quan điểm của các bên liên quan ở Việt Nam về Kinh tế nhân văn cũng như các thành phần và giá trị liên quan là một điều quan trọng. Vì vậy, Oxfam tại Việt Nam đã phối hợp với MDRI để xây dựng khái niệm Kinh tế nhân văn ở Việt Nam. Cách tiếp cận được lựa chọn là tiếp cận phân tích từng khía cạnh nhu cầu trên nền tảng các lý thuyết về nhu cầu và xu hướng giá trị duy vật/hậu duy vật (hay xu hướng giá trị vật chất/hậu vật chất). Từ đó, MDRI nghiên cứu để tìm hiểu nhận thức, động lực, mỗi quan tâm và nguồn lực (khác nhau) của các bên liên quan trong nền kinh tế Việt Nam và từ đó tạo cơ sở cho mô hình phát triển lấy con người làm trung tâm ở Việt Nam.

Nhiệm vụ chính (năm 2023):

  • Thực hiện rà soát tài liệu và đánh giá chính sách
  • Xây dựng phương pháp nghiên cứu định tính
  • Tổ chức thu thập dữ liệu định tính thực địa tại các tỉnh được lựa chọn
  • Viết báo cáo nghiên cứu định tính
  • Tổ chức hội thảo tham vấn với các bên liên quan để tiếp nhận phản hồi về báo cáo nghiên cứu định tính

 

Thời gian

06/2023-12/2024

KHÁCH HÀNG