Báo cáo về quản lý sử dụng đất có nguồn gốc từ nông lâm trường

Đầu tháng 12/2015, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tổ chức Hội nghị toàn quốc về tăng cường quản lý đất đai có nguồn gốc từ nông lâm trường quốc doanh. Báo cáo được trình bày tại hội nghị do nhóm Chuyên gia tư vấn gồm TS. Phùng Đức Tùng (Viện trưởng, Viện Nghiên cứu Phát triển Mekong MDRI), TS. Nguyễn Đỗ Anh Tuấn (Viện trưởng, Viện Chính sách và Chiến lược PTNNNT – IPSARD), TS. Đặng Kim Sơn (Chuyên gia kinh tế nông nghiệp – Cố vấn cấp cao của MDRI), và Th.S. Ngô Văn Hồng (Giám đốc, Trung tâm kiến thức bản địa và Phát triển) thực hiện.

Theo báo cáo, qua các thời kỳ phát triển, NLTQD đã được tổ chức và điều chỉnh sắp xếp lại nhiều lần nhằm đóng vai trò chủ đạo trong sản xuất kinh doanh nông lâm nghiệp và phát triển rừng góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái và an ninh xã hội ở vùng biên giới, vùng sâu vùng xa. Bên cạnh kết quả đạt được, hơn 60 năm qua, dưới áp lực gia tăng dân số, phát triển kinh tế xã hội và những biến cố lịch sử, cùng với nhận thức về giá trị sinh thái môi trường của rừng còn hạn chế nên việc quản lý sử dụng đất đai nói chung của các NLTQD chưa hiệu quả, tài nguyên rừng bị suy giảm đáng kể cả về quy mô diện tích và chất lượng rừng, đặc biệt là từ sau thời kỳ đổi mới chuyển sang cơ chế thị trường và làm nảy sinh nhiều vấn đề bức xúc trong quản lý sử dụng đất đai với người dân địa phương. Từ đó, nhóm chuyên gia tư vấn đã đề xuất kiến nghị chính sách nhằm giải quyết những vấn đề căn bản đã nêu. Kiến nghị hướng đến bốn nhóm giải pháp chính gồm: Chính thức hóa quản lý đất NLNQD, Các phương án sử dụng sau khi thu hồi đất NLTQD, Phát huy hiệu quả của các công ty nông lâm nghiệp và BQL rừng và Đổi mới cơ chế quản lý, bảo vệ, khai thác và phát triển rừng. (i) formalizing SAFEs land management, (ii) proposing land use plans for land acquired from SFEs, (iii) promoting the efficiency of agriculture/forestry enterprises and FMBs, and (iv) reforming the mechanism of managing, exploiting, protecting, and developing forest.

Để thực hiện báo cáo này, nhóm chuyên gia tư vấn đã phối hợp với văn phòng PRPP tổ chức hội thảo tham vấn với sự tham gia của đại diện Ban Chỉ đạo đổi mới doanh nghiệp thuộc Văn phòng Chính phủ, Vụ Quản lý doanh nghiệp thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tổ biên tập Văn phòng quốc hội. Đại diện nhóm chuyên gia đã tham gia đoàn giám sát địa phương của Quốc hội. Bên cạnh đó, khảo sát bổ sung đã được thực hiện tại ba tỉnh gồm Hà Tĩnh, Đắk Lắk và Cà Mau. Đối tượng nghiên cứu chính là chủ thể quản lý, sử dụng đất nông lâm trường, gồm ban quản lý (BQL) rừng, công ty nông nghiệp (CTNN) và công ty lâm nghiệp (CTLN) chuyển đổi từ NLT. Các chuyên gia cũng đã phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm với đại diện cán bộ, công nhân viên, hộ dân nhận khoán, chính quyền và người dân địa phương để có cách nhìn đa chiều về công tác quản lý, sử dụng đất hiện nay tại các đơn vị được chuyển đổi từ nông lâm trường. Mục tiêu tổng thể của hoạt động tư vấn này là cung cấp dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật cho Đoàn Giám sát tối cao của Quốc Hội và hỗ trợ kỹ thuật xây dựng Báo cáo giám sát nhằm đạt được mục đích, yêu cầu của công tác giám sát theo đúng Nghị quyết số 74/2014/QH13 ngày 24/6/2014 của Quốc hội về chương trình hoạt động giám sát của Quốc hội năm 2015, Kế hoạch chi tiết số 809/KH-ĐGS ngày 10/12/2014 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về thực hiện giám sát “việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai tại các nông lâm trường quốc doanh, giai đoạn 2004-2014”.

Mục tiêu tổng thể của hoạt động tư vấn này là cung cấp dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật cho Đoàn Giám sát tối cao của Quốc Hội và hỗ trợ kỹ thuật xây dựng Báo cáo giám sát nhằm đạt được mục đích, yêu cầu của công tác giám sát theo đúng Nghị quyết số 74/2014/QH13 ngày 24/6/2014 của Quốc hội về chương trình hoạt động giám sát của Quốc hội năm 2015, Kế hoạch chi tiết số 809/KH-ĐGS ngày 10/12/2014 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về thực hiện giám sát “việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai tại các nông lâm trường quốc doanh, giai đoạn 2004-2014”.