Tác động của Biến đổi Khí hậu và Thiên tai đến Bất Bình Đẳng Đa Chiều tại Việt Nam

Tổng quan

Theo xếp hạng Chỉ số Rủi ro Khí hậu Toàn cầu của tổ chức Germanwatch, Việt Nam nằm trong nhóm các quốc gia chịu tác động nặng nề nhất của các hiện tượng thời tiết cực đoan. Mức độ tác động của biến đổi khí hậu và các hiện tượng cực đoan này thay đổi theo các vùng địa lý và các nhóm dân cư, không chỉ tác động đến thu nhập mà còn tác động đến các khía cạnh khác của cuộc sống như sức khỏe, giáo dục, và điều kiện sống.

Thông qua việc áp dụng Khung lý thuyết về Bất bình đẳng Đa chiều do CASE/LSE, SOAS/ĐH Luân Đôn và Tổ chức Oxfam xây dựng và công bố năm 2018, nghiên cứu này hướng đến đánh giá các ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và thiên tai đến bất bình đẳng trong các khía cạnh khác nhau của cuộc sống cũng như tác động từ các biện pháp ứng phó với biến đổi khí hậu đến phúc lợi của các nhóm dân cư. Từ đó, nghiên cứu sẽ xác định các chiến lược ứng phó đem lại tác động tích cực về dài hạn và đề xuất hàm ý chính sách để hỗ trợ các hộ gia đình và cộng đồng trong việc thiết kế các chiến lược thích ứng phù hợp để giảm thiểu bất bình đẳng và tăng cường khả năng phục hồi.

 

Nhiệm vụ chính:

  • Nghiên cứu tại bàn và rà soát tài liệu.
  • Xây dựng phương pháp nghiên cứu định lượng và định tính.
  • Tổ chức các hội thảo tham vấn với các bên liên quan để thu thập ý kiến phản hồi về phân tích định lượng và phương pháp định tính.
  • Tổ chức thu thập dữ liệu định tính thực đại tại các tỉnh được lựa chọn.
  • Xây dựng báo cáo và tóm tắt chính sách.

Thời gian

05/2021 – 05/2022

KHÁCH HÀNG