Nghiên cứu Giáo dục năng lực cảm xúc xã hội cho học sinh trung học phổ thông tại Việt Nam

Tổng quan

Tuy được đánh giá cao nhờ các thành tựu về giáo dục nhưng Việt Nam vẫn còn tồn tại sự bất bình đẳng trong giáo dục. Đặc biệt, ở cấp trung học phổ thông (THPT), chênh lệch về tỷ lệ nhập học giữa nhóm nghèo nhất và giàu nhất là 53 điểm phần trăm. Sự bất bình đẳng có thể xuất phát từ bất bình đẳng trong tiếp cận các dịch vụ giáo dục bổ trợ. Nghiên cứu này được thiết kế nhằm trả lời câu hỏi liệu công nghệ kỹ thuật số có thể giảm thiểu bất bình đẳng trong giáo dục không.

Kĩ năng cảm xúc-xã hội tốt (socio-emotional learning skills (SEL)) đã được chứng minh có thể giúp cải thiện kết quả học tập của học sinh ở trường và tăng khả năng thành công của các em khi tham gia lực lượng lao động. Nghiên cứu này tiến hành giảng dạy khóa học bổ trợ kỹ năng cảm xúc-xã hội (Growth mindset training) cho học sinh khối 11 đang theo học tại 237 trường THPT trên địa bàn 6 tỉnh (Bắc Giang, Hải Dương, Lào Cai, Nam Định, Quảng Ninh và Thanh Hóa) thông qua hình thức trực tiếp và trực tuyến qua video tại trường. Được tài trợ bởi Ngân hàng thế giới (World Bank) và thực hiện bởi MDRI, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam (VNIES), Đại học Kassel (Đức) và Công ty giáo dục EdMicro, nghiên cứu nhằm mục đích đánh giá tác động của khoá học bổ trợ kỹ năng cảm-xúc đối với 45.000 học sinh và tìm ra phương pháp giảng dạy SEL hiệu quả và xem xét chi phí tương đối của hai hình thức giảng dạy nói trên.

Nhiệm vụ chính:

  • Điều phối và đảm bảo chất lượng và tiến độ các hoạt động, sản phẩm của nghiên cứu và của các đối tác (bài giảng trực tiếp, videos, mô tả vai trò của giáo viên và người trợ giảng, …)
  • Xây dựng kế hoạch nghiên cứu (Gantt chart)
  • Tổ chức, phối hợp các đối tác để thu thập thông tin của trường lớp, chọn mẫu, và tiến hành giảng dạy tại trường trong 8 tuần cho 25.000 học sinh khối 11
  • Rà soát công cụ khảo sát trước và sau khoá học và đảm bảo chất lượng dữ liệu khảo sát của 25.000 học sinh tham gia học trực tiếp và trực tuyến và 20.000 học sinh không tham gia khoá học.
  • Tổ chức hoạt động giám sát trực tiếp tại các trường và giám sát từ xa: xây dựng công cụ giám sát, tài liệu tập huấn, tập huấn, xây dựng kế hoạch giám sát, và điều phối quá trình giám sát.
  • Xin xét duyệt hồ sơ Đạo đức Nghiên cứu (IRB)

 

Nguồn ảnh: https://baodantoc.vn/146-hoc-sinh-duoc-mien-thi-tot-nghiep-thpt-2022-1654612411621.htm

Thời gian

08/2023 - 06/2024

KHÁCH HÀNG